Lịch sử Cờ_tư_lệnh

Tác giả trò chơi Nguyễn Quý Hải (trái)

Đã từ lâu Việt Nam đã có một môn cờ dân gian, gọi là cờ súy hay cờ quân sự. Bàn cờ súy giống như bàn cờ tướng, mang dấu ấn của trái đất vuông trong quan niệm cổ. Quân cờ có các quân không theo quân binh chủng, mà nặng theo cấp bậc địa vị từ úy, đến tá, tướng. Đại tướng cao nhất ăn được từ thượng tướng trở xuống đến tá và úy. Lối chơi truyền thống của cờ súy là chơi cờ úp bằng tấm bìa gấp. Các quân ăn nhau theo phán đoán và may rủi.
Có thể rút ra bốn nhược điểm cơ bản của môn cờ này.

  • Thứ nhất: cờ súy phản ánh ý thức hệ tư tưởng địa vị, chủ nghĩa cá nhân, làm liên tưởng đến đấu đá giữa các cấp. Cấp dưới thua cấp trên là bất bình đẳng không thể chấp nhận và chẳng nói lên được điều gì.
  • Thứ hai cờ súy thắng thua chủ yếu theo may rủi chưa thể hiện được tính trí tuệ.
  • Thứ ba cờ súy không phản ánh được địa lýlịch sử của dân tộc, không bám được hơi thở thời đại.
  • Thứ tư cờ súy không có một bộ quy tắc, bộ luật chơi hoàn chỉnh được cộng đồng chấp nhận

Có lẽ vì thế mà cờ súy không phát triển và đi dần vào quên lãng.

Từ 2010 tại Việt Nam xuất hiện một môn cờ mới có tên gọi là cờ tư lệnh. Tại sao lại gọi là cờ tư lệnh, theo đại tá nhà văn Nguyễn Quý Hải người sáng lập môn cờ này, tư lệnh là người chỉ huy trực tiếp tạo nên thắng lợi ngoài chiến trường, còn tướng là hàm, văn nghệ sĩ cũng có thể là tướng, đất nước nào cũng cần những tư lệnh giỏi để bảo vệ đất nước.
Cờ tư lệnh nhanh chóng được cục Bản quyền cấp chứng chỉ, và ngay từ những ngày đầu, trên mạng truyền thông của Cộng hòa Liên bang Đức đã xuất hiện bài phỏng vấn tác giả với 32 câu của tiến sĩ Rene Gralla chuyên gia nghiên cứu cờ quốc tế.

Mấy điểm khác biệt cơ bản có tính cách mạng của Cờ tư lệnh là:

  • Cờ tư lệnh có thể ăn quân phải thế chỗ (như cờ tướng) cũng có thể đứng tại chỗ ăn quân (Do đặc điểm bàn cờ có vùng biển)
  • Do quân cao xạ, tên lửa có vòng lửa trên không nên có quy tắc: quân ăn được cả mục tiêu dưới đất, cả mục tiêu trên trời. Máy bay chạm vòng lửa đối phương sẽ bị cháy, ăn quân trong vòng lửa phải một đổi một.
  • Khi cần đẩy nhanh tốc độ tác chiến các quân có thể cõng nhau mà đi. Đến lượt đi các quân trong tổ hợp có thể đi và ăn quân ở các hướng khác nhau.
  • Có luật quân anh hùng. Các quân nào chiếu được tư lệnh đối phương đều được phong anh hùng. Được nâng tầm đi và ăn một nấc, được đi và ăn cả thẳng và chéo 45 độ. Máy bay chiếu được tư lệnh sẽ thành máy bay tàng hình, bay qua vùng lửa không bị cháy, ăn quân trong vùng lửa không phải một đổi một.
  • Có dạng kết thúc cờ mở: Kết thúc nhanh (dạng chơi ngắn khoảng 10 đến 15 phút) ngay khi ván cờ đã đạt mục tiêu chiến thuật từng trận (trận hải chiến, không chiến, tác chiến trên bộ…) Kết thúc chậm (lối chơi tổng lực thường 30 phút) chỉ khi tiêu diệt được tư lệnh đối phương hoặc hết thời gian quy định.
  • Cờ tư lệnh không đơn thuần là trò chơi giải trí trí tuệ mà còn gắn với địa lý thiên nhiên, gắn với lịch sử dân tộc và hơi thở thời đại.

Cờ tư lệnh với số quân với bàn cờ đa dạng, người chơi tiếp thu lúc đầu khó khăn nhưng là cơ hội để người chơi nâng trần trí tuệ. Cờ tư lệnh đã nhanh chóng được cộng đồng đón nhận, đã có những hội thi cờ tư lệnh từ cấp cơ sở đến cấp thành phố, cấp khu vực mở rộng, có cả kỳ thủ ở miền Nam, ở châu Âu như Croatia, Slovenis tham gia. Luật chơi đã được dịch ra bốn thứ ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Trung), đã được nhà kinh doanh Hoa Kỳ Rick Knowlton (Ancient chess) tạo 8 clips dạy luật chơi bàng tiếng Anh trên internet.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cờ_tư_lệnh http://ancientchess.com/commander-chess/index.htm http://cotulenh.com/ http://cotulenh.com/blog/phong-van-cua-truyen-thon... http://www.baovanhoa.vn/vanhoc/32908.vho http://www.tdtt.gov.vn/tabid/58/ArticleID/14770/De... http://www.btlsqsvn.org.vn/tabid/89/post/982/Hoi-t... http://cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview... http://ct.qdnd.vn/cuoituan/vi-vn/91/68/74/74/74/16... http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/co-tu-len... https://web.archive.org/web/20150217175250/http://...